Sunday, February 9, 2014

• Giữa bầy lang sói Việt cộng năm 1972 - Phạm phong Dinh


ImageImage

Ba tháng dưới sự chiếm đóng của quân cộng sản (trước khi quân đội VNCH tái chiếm lại), cuộc sống của người dân Bồng Sơn – Bình Định đã bị dìm xuống một địa ngục có thật. Những hình ảnh kinh hoàng của Mậu Thân 1968 ở Huế 25 ngày đêm oằn oại tang thương dưới bạo lực cộng sản, những cuộc tàn sát ghê rợn, những hố chôn hàng ngàn người sống lẫn chết tập thể đã được tái diễn chính xác tại vùng Bắc Bình Định. Vẫn cướp đoạt, tập trung giết chóc và trời ơi ! hãm hiếp tập thể những em gái trên mười tuổi, những thiếu nữ trong trắng đang độ mộng mơ xuân thì, cho đến những phụ nữ trên dưới bốn mươi đã có chồng.



Thật quá đỗi đớn đau, những người bị lũ quỷ dâm dục Việt cộng cưỡng hiếp tập thể, mỗi người chết đi sống lại trong vòng tay của ít nhất một tiểu đội, trước khi được thả cho về đã phải cắn môi đến bật máu tủi nhục thốt lên câu cám ơn bắt buộc:
”Cám ơn đồng chí giải phóng”.


Trong khoảng thời gian ba tháng này, miền Bắc Bình Định đã biến thành một trại lao động khắc nghiệt mà người dân chưa từng bao giờ tưởng tượng ra nỗi, rằng sẽ có những ngày như vậy. Bộ máy cộng sản kiểm soát rất gắt gao những ai muốn di chuyển từ xã này sang xã khác. Chúng buộc dân chúng mỗi tối phải tập trung ngồi nghe những bài thuyết trình dài dằng dặc. Cán bộ cộng sản địa phương thay thế chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, lập tức tổ chức những kế hoạch phòng thủ cộng đồng, thi hành những hệ thống hành chánh riêng của chúng. Ba tháng dài đã đủ để bọn cán bộ cộng sản tập trung và phân loại các thành phần dân chúng, y hệt những gì chúng đã làm ở Huế hồi Tết Mậu Thân 1968. Cơn ác mộng chết chóc lại tái diễn. Có ít nhất 600 quân nhân, viên chức chính quyền, đặc biệt Cảnh Sát Quốc Gia và các thành phần thuộc chiến dịch Phượng Hoàng đã bị quân cộng sản dẫn đi sâu vào vùng núi để hạ sát. Khi quân ta tái chiếm các quận, thì không ai có thể tìm thấy những hố chôn người tập thể đó ở đâu nữa. Giặc đã không giết người ngay trong trong thành phố, chúng dẫn đi thật xa lên dãy Trường Sơn rồi thủ tiêu những người mà chúng cho là đáng tội chết. Khoảng 6,000 người khác bị giam cầm trong những trại giam thô sơ được thiết lập trong vùng thung lũng An Lão.

Những mẩu chuyện dưới đây do một nạn nhân sống trong sự kềm kẹp và khủng bố tinh thần của cộng sản BắcViệt kể lại với phóng viên chiến trường của quân ta, suốt hơn hai tháng bộ đội giặc chiếm đóng vùng Bồng Sơn, Đệ Đức. Nạn nhân là một phụ nữ 31 tuổi, học lực trung bình, có chồng là một chiến sĩ đang phục vụ tại một đơn vị ở Nha Trang và bốn con nhỏ. Câu chuyện được kể lại với khuôn mặt còn in dấu kinh hoàng và đẫm đầy nước mắt của chị. Vì tiết hạnh của nạn nhân bị xâm phạm trầm trọng, nên người phụ nữ bất hạnh đã yêu cầu đừng tiết lộ tên chị trên mặt báo. Tôn trọng sự đau khổ của một trong những phụ nữ cùng hoàn cảnh đã xảy ra tại ấp Thái Tây, quận Hoài Nhơn, người phóng viên xin được phép dấu tên. Qua câu chuyện này, hồ sơ tội ác của quân cộng sản trong cuộc xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa dầy thêm lên nhiều trang. Nó chứng tỏ những hành vi cưỡng dâm tập thể có chủ đích, có kế hoạch, là đường lối rõ ràng của cộng sản, chứ không phải là những vi phạm thông thường của một vài cá nhân. Còn nhớ trong những ngày đầu chiếm đóng toàn Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 30.4.1975, những tên cộng sản đầu sỏ đã phun ra một câu mà đến quỷ vương cũng phải rùng mình :”Chúng ta sẽ đày bọn chúng trong tù cải tạo đến chết, nhà của chúng - ta tịch thu, vợ của chúng - chúng ta lấy, con của chúng - ta bắt làm nô lệ”. Chúng ta hãy cùng đọc lại những trang nước mắt pha máu “Cám Ơn Đồng Chí giải Phóng” của người dân miền Nam vô tội dưới móng vuốt của quân giặc cộng.

Ngày giặc đến
Chưa bao giờ đạn VC pháo kích bắn vào Bồng Sơn, Đệ Đức nhiều đến như vậy. Mấy mẹ con tôi ôm nhau nằm dưới hầm suốt cả mấy ngày liền, không ai dám ngóc đầu lên. Gia đình tôi coi như đã chết rồi. Tôi nghĩ may mắn lắm mới thoát chết. Căn nhà tôi ở đã bị một trái hỏa tiễn làm sập một nửa nhà trước, và hai ba trái đạn súng cối ở ngoài sân. Không như một vài lần trước đây họ cũng chỉ pháo vào năm mười trái gì đó rồi thôi. Chúng tôi đâu có dè lần này cộng sản và quốc gia đánh nhau liên miên như vậy. Đến khi nghe nói quốc gia hết đạn dược, đã rút về Phù Mỹ thì quân cộng sản đã về đầy hết cả Bồng Sơn. Mẹ con tôi phần thì không biết, phần thì 4 đứa con tôi còn nhỏ quá, đứa nhỏ nhất mới mười tháng nên không dám bồng bế chạy theo vì sợ đạn pháo kích.

Lần đầu tiên thấy lính cộng sản tôi giật mình. Sao tụi nó có nhiều đứa còn trẻ quá chừng, có đứa mười ba mười bốn tuổi. Tuy vóc dáng chúng khá cao, nhưng mặt mũi còn bấm ra sữa. Chúng nó nghinh ngang vào từng nhà ghi số nhà, số người, đàn ông và phụ nữ. Nhà tôi có sáu người, gồm có mẹ chồng tôi, bốn đứa nhỏ, lớn nhất được tám tuổi, nhỏ nhất là đứa bé mười tháng và tôi. Chồng tôi là một huấn luyện viên ở một quân trường Nha Trang nên không có nhà. Nhưng khi tụi nó hỏi tôi, thì tôi nói là chồng tôi đã chết. Một đứa trong tụi nó nói :
- Đáng đời, tại sao dám chống lại Mặt Trận, chết là đáng kiếp.
Thỉnh thoảng tôi có gặp một vài tên lớn tuổi. Chúng có vẻ là những tên cán bộ có uy quyền.

Những ngày giặc ở
Sau khi chúng xuống Bồng Sơn được hơn một tuần, tất cả mọi người, đàn ông đàn bà con nít đều được chia hẳn ra mỗi nơi một khu vực. Đối với đàn ông, lính tráng, cảnh sát hay cán bộ Xây Dựng Nông Thôn đều bị chúng quản thúc một chỗ, không được liên lạc hay tiếp xúc với ai cả. Chúng kiểm soát gắt gao cũng như không ngại đánh thẳng tay nếu có một ai phạm kỷ luật, dầu là cỏn con. Nhưng bọn cộng sản ghét nhất là các viên chức dân sự như Trưởng Ấp, Hội Đồng Xã, Cảnh Sát, cán bộ, xong mới đến quân đội. Chính mắt tôi trông thấy một ông Trưởng Ấp bị chúng phơi nắng mấy ngày đêm ở giữa đồng trống đến lả người. Cuối cùng ông Trưởng Ấp chết vì đói và vì kiệt sức.
Đàn ông chúng chia làm ba loại :
- Loại thứ nhất là những người dân sự còn khỏe mạnh thì chúng tập họp lại để học tập, sau đó chúng phát súng cho họ đi theo bộ đội để bổ sung.
- Loại thứ hai là những thành phần quân nhân cán bộ, chúng dẫn vào rừng ban ngày thì trốn vào xó núi hay hốc rừng để học tập liên miên. Đến chiều chúng bắt đi tải đạn từ mạn An Lão vào Bồng Sơn.
- Loại thứ ba là những thành phần bị chúng coi là những người bất hảo thì nhốt riêng ra, trói tay chân lại và bị chúng đánh đập thẳng tay. Có khi chúng giao cho mấy thằng nhỏ chưa ráo máu đầu đánh chửi và hăm dọa đủ điều.
Đàn bà thì chúng cũng chia ra làm hai loại :
- Loại thứ nhất là các bà lão. Nếu bà nào có con hay thân nhân theo cộng sản thì được chúng bầu làm “mẹ chiến sĩ”. Những bà cụ khác thì hàng ngày phải nấu cơm cho bộ đội của chúng ăn.
- Loại thứ hai là phụ nữ từ 40 trở xuống, thì ngoài việc cơm nước còn phải đào giao thông hào hay may vá cho chúng, liên hoan văn nghệ, ...
Những tên chỉ huy cộng sản cho lính đi tịch thu tất cả mọi thứ từ gạo, muối, nước mắm,... về một chỗ. Chúng bảo là đồng bào phải đóng góp để nuôi quân giải phóng. Ngoài ra mỗi gia đình một tháng phải nộp từ một đến hai tạ gạo tùy theo giàu nghèo. Mỗi ngày mỗi người phải nộp mười đồng gọi là tiền lương thực để nuôi quân giải phóng. Ai kêu ca ra khỏi miệng, lập tức chúng bắt đem đi nhốt lại cho là phản động. Sau đó chúng bắt đem luôn vào rừng, không biết số phận những người ấy bây giờ ra sao. Suốt hơn hai tháng ở Bồng Sơn, chúng đã lột hết những gì có thể xài được, từ cái radio, đồng hồ, thậm chí đến cái quần, cái áo của tôi chúng cũng không từ. Mọi người đều nơm nớp lo sợ. Thỉnh thoảng máy bay quốc gia đến thả bom thì chúng sợ hãi nhảy xuống hầm trước và không cho dân trốn núp. Tuy vậy không một ai dám hé răng phản đối, chỉ vì sợ phải bị bắt đem vào rừng.

Mỗi ngày gia đình tôi chỉ được chúng phát chừng hai lon sữa bò gạo để nấu cơm. Mỗi tối chúng bắt tất cả mọi người tập họp để học tập. Chúng cho cán bộ len lỏi trong dân chúng để nghe ngóng, hễ có ai lỡ buông một câu than vãn thì bị xách lên đế tố là phản động, rồi gần như bắt buộc xúi dân chúng đưa những người ấy ra tòa án nhân dân. Dân chúng hàng ngày nơm nớp sợ hãi sống dưới những gọng kềm sắt máu của cộng sản. Tuy không nói ra, nhưng ai cũng mong được quân đội quốc gia sớm giải thoát. Lúc này, ai cũng thấy tự do là quý. Và tự do không thể có được dưới bàn tay của cộng sản. Trước ngày cộng sản tới, tôi biết có một số gia đình có con em hay bà con đi theo cộng sản. Nhưng đến lúc này họ đã mở mắt và đau đớn, nhất là ngay trong gia đình họ có người bị cộng sản bắt đi vào núi dân công, gia đình họ cũng phải đóng thuế nặng như những gia đình khác.

ImageImage

Image

Trước ngày giặc đi
Đến đầu tháng 7.1972, một buổi chiều, tất cả chúng tôi phải đi học tập như thường lệ. Một cán bộ huyện ủy Việt cộng đến nói chuyện với chúng tôi: "Ngay mai bà con sẽ có công tác mới. Bộ đội giải phóng sẽ làm một cái lễ thật lớn gọi là lễ quy sơn. Riêng các lão bà sẽ được xếp riêng ra, các chị em từ bốn mươi trở xuống đến mười ba, mười bốn tuổi sẽ được giao phó những nhiệm vụ mới. Sáng mai khi tập họp lại đầy đủ, tôi sẽ nói rõ hơn".

Tất cả phụ nữ chúng tôi, không ai nói với ai cả nhưng mỗi người đều biết ngày mai mình sẽ bị hành hạ theo lối mới. Từ ngày chúng nó về đến đây ngót hai tháng thì gia đình chúng tôi chẳng còn một cái gì đáng giá cả. Tôi biết ngay bên cạnh nhà tôi có một ông cụ tên Bản bán kẹo rong trên một chiếc xe đạp xọc xạch đã cũ mấy mươi năm rồi. Ông thường để tủ kẹo đằng sau xe đẩy đi bán cho con nít trong các xóm. Một buổi sáng có hai tên cộng sản đến “viếng” nhà ông.
Nhìn thấy chiếc xe đạp, một tên hỏi : "Xe này của cụ có từ bao giờ ?"
Ông Bản đáp: "Dạ lâu quá tôi không còn nhớ nữa."
Tên Việt cộng kia hỏi: "Ông cho xem giấy mua xe."
Ông Bản bối rối: "Dạ bị xe cũ mua đã mấy chục năm rồi. Giấy tờ - chạy tới chạy lui hoài nên thất lạc từ lâu rồi."

Hai tên Việt cộng đưa mắt nhìn nhau một lát, một tên nói: "Nếu ông không có giấy tờ chứng minh là xe của ông thì xe này là của ông ăn cắp. Xe bị tịch thu giao cho quân giải phóng làm tang vật, và ông có thể bị đưa ra tòa án nhân dân. Làm thế này vì thương ông già cả, ông phải cám ơn chúng tôi mới đúng.
Ông cụ Bản chết đứng nhìn hai tên Việt cộng đẩy chiếc xe đạp xọc xạch nhưng là phương tiện kiếm cơm của ông ra khỏi cửa. Ông đứng nhìn mà không dám có phản ứng nào, vì lỡ miệng ông phải ra tòa án nhân dân thì còn chết nữa.

Sáng hôm sau, tốp phụ nữ chúng tôi đã tập họp xong, ngoại trừ những bà lão được ở nhà. Tên cán bộ hôm qua ra nói: "Bữa nay, tôi xin nói rõ công tác mới của các chị em ở đây. Trong suốt hai tháng qua bộ đội giải phóng đã về giải phóng Tam Quan, Bồng Sơn, rồi tới Phù Mỹ, Phù Cát và Qui Nhơn đang được bộ đội đánh đuổi bọn ngụy chạy dài. Bộ đội sẽ đem cơm no áo ấm và dân chủ đến cho nhân dân khi bọn Mỹ ngụy đầu hàng. Nhiệm vụ của bộ đội ở lại Bồng Sơn hiện đã hoàn tất. Bộ đội sắp sửa đi giải phóng những nơi khác..."

Tuy không ai nói ra, nhưng trong bụng đều rủa thầm, tôi liên tưởng đến những chỗ khác sắp sửa bị nhà tan cửa nát nếu bộ đội này đến được. Tên cán bộ nói tiếp: "Vì thế tất cả nhân dân ở tại đây đều muốn ghi nhớ công ơn của bộ đội đến đây giải phóng, nên các đại diện nhân dân các đoàn phụ nữ ở đây thực hiện hai công tác để ghi nhớ ngày bộ đội về giải phóng."
Tôi chua chát khi nghĩ đến bốn chữ ghi nhớ công ơn mà tên cán bộ kia phun ra. Lẽ ra nó phải nói là ghi nhớ tội ác của bộ mặt ăn cướp mà giả nhân giả nghĩa. Tên cán bộ giảng giải mấy loại công tác: "Công tác thứ nhất là bà con phải đào giao thông hào để chiến đấu khi quân ngụy đến đây. Mỗi đầu người mỗi ngày năm mét bề dài và sâu một mét rưỡi. Công tác thứ hai là ủng hộ tinh thần bộ đội giải phóng đã vì nhân dân mà chiến đấu gian khổ suốt mấy năm qua."

Hắn ngừng một lát nhìn qua khắp chúng tôi chừng một phút. Cuối cùng hắn nói: "Vậy chị em nào khỏe mạnh lượng sức mình làm nỗi công tác lao động đào giao thông hào thì xin đứng lên bước qua một bên. Còn chị em nào bằng lòng ủng hộ tinh thần thì ngồi yên tại chỗ."

Khi nghe nói đến ủng hộ tinh thần thì chúng tôi hiểu lầm là sẽ nấu cơm nấu nước cho chúng ăn hay may vá quần áo như chúng tôi đã từng bị bắt buộc phải làm. Có khi ủng hộ tinh thần là tổ chức ca hát văn nghệ để giúp vui cho bọn giải phóng, thì các cô mười ba mười bốn đến ngoài hai mươi tuổi là nhiều. Vì thế là gần như hầu hết chúng tôi ngồi lại tại chỗ, mặc nhiên chấp nhận công tác ủng hộ tinh thần. Hơn nữa ai cũng ngại đào giao thông hào mệt lắm. Sau đó tên cán bộ căn dặn chúng tôi là sau mỗi công tác yểm trợ tinh thần thì phải nói câu : “Cám ơn đồng chí giải phóng” như thường lệ.

Vì ở đây suốt mấy tháng nay, mỗi khi chúng tôi lãnh gạo nhà nấu cơm cho chúng nó ăn mà phải nói câu cám ơn chúng nó. Thật là buồn cưới và chua chát. Mình mang công mang của ra phục dịch chúng nó mà lại còn phải cám ơn chúng nữa. Tên cán bộ cố giải thích tại sao có câu nói trái tai như vậy: "Vì bộ đội đi giải phóng cho nhân dân, nên nhân dân phải nhớ ơn bộ đội. Mỗi việc làm cho bộ đội, đều là những cử chỉ tri ân. Nhân dân sau khi làm công tác cho bộ đội phải nói một câu :”Cám ơn đồng chí giải phóng” để biểu lộ tấm lòng yêu bộ đội của mình.

Tên bộ đội cười nham nhở kết luận: "Chị em có thể chuẩn bị tinh thần. Trong vài ngày nữa, khi nào có lệnh thì chị em hãy sốt sắng thi hành."
Buổi sáng hôm đó chúng tôi có lệnh tập họp để bắt đầu chương trình ủng hộ tinh thần. Địa điểm cách xa Bồng Sơn độ ba cây số, ở ấp Thái Tây, gần chân núi, thời gian độ hai ba ngày. Chúng tôi phải đem gạo và ít thực phẩm để tự túc trong thời gian công tác. Khi đến ấp Thái Tây, chúng tôi được tập họp lại. Xung quanh chúng tôi có khá nhiều cán binh cộng sản đứng gác cẩn mật. Nhiều tên nhìn chúng tôi với cặp mắt tò mò một cách khác thường. Có rất nhiều tên khoảng mười lăm mười sáu tuổi, có cả những đứa mười hai mười ba. Một tên cán bộ cộng sản có dáng vẻ đạo mạo đến đứng trước chúng tôi nói: "Hôm nay các chị em được giao phó một nhiệm vụ đặc biệt trong công tác ủng hộ tinh thần. Các chị em cũng biết công lao của bộ đội giải phóng đã gian khổ để giải phóng nhân dân miền Nam. Nay bộ đội đã hoàn tất công tác và sẽ đi chiến đấu nơi khác. Các chị em có nhiệm vụ là an ủi và thỏa mãn tâm tư với bộ đội vài ngày trước khi bộ đội lên đường."

Chúng tôi chưa hiểu hết câu nói của tên chỉ huy thì bao quanh chúng tôi có rất nhiều tên cán binh cộng sản khác. Sau đó chúng tôi được phân tán mỗi nhóm chừng ba người. Cứ ba phụ nữ thì có ba cán binh vào một căn nhà. Tốp phụ nữ chúng tôi hôm ấy có khoảng trăm người, có nhiều em chừng mười ba mười bốn tuổi, có nhiều cô còn đi học. Ấp Thái Tây có chừng năm chục căn nhà nhưng dân chúng đã bỏ đi hết. Tôi và hai chị nữa được dẫn vào một ngôi nhà lá cách đấy chừng ba trăm thước. Chúng tôi e dè nhìn nhau trước khi bước vào nhà. Tên cán binh dẫn ba người chúng tôi vào và chia ra mỗi người một buồng. Tôi được ở buồng sát bếp và chưa kịp hoàn hồn thì một tên cán bộ ở đằng sau cửa bếp rình sẵn từ bao giờ nhảy ra vồ lấy tôi. Tôi giãy giụa kịch liệt, nhưng tên cán binh khá lớn xác kia đã đè ngửa tôi ra trên chiếc chõng tre. Lúc bấy giờ tôi hoảng hốt và ngạc nhiên đến nỗi không kịp la, nhưng tôi vẫn giãy giụa cố thoát khỏi đôi tay thô bạo. Một tên cán bộ khác đã hiện ra phía đầu chỏng với khuôn mặt nghiêm nghị và đôi mắt sâu hoắm nhìn thẳng vào tôi nói: "Các chị đã tự nguyện đến đây để ủng hộ tinh thần bộ đội giải phóng, vậy thì còn kêu la phản đối gì nữa. Giúp cho bộ đội thỏa mãn sinh lý cũng là một cách ủng hộ tinh thần. Nếu các chị phản đối thì bộ đội sẽ đưa các chị lên núi đi dân công vô hạn định...
Tôi vừa khóc vừa nói: "Xin các ông tha cho tôi, tôi đã có chồng có con rồi. Các ông làm như thế này thì tôi đâu còn mặt mũi nào dòm ngó làng xóm láng giềng nữa... Xin các ông cho tôi về, tôi xin đào giao thông hào, tội nghiệp thân tôi..."

Tên cán bộ cười gằn: "Đâu có thể đổi công tác bây giờ được, chị đã tự nguyện rồi mà !"
Trong khi đó tên cán binh VC nằm trên người tôi hai tay kéo giang hai tay tôi ra, rồi bẻ ngược xuống chỏng làm tôi đau quá không dám dãy mạnh. Tôi nghĩ đời tôi đến đây đã hết. Hình ảnh chồng tôi, con tôi quay cuồng trong trí. ………. Nước mắt chảy xuống hai hàng tóc tai rũ rượi tôi mở mắt to oán hờn nhìn tên cán bộ từ từ đi qua phòng bên...

(Phạm Phong Dinh xin được đục bỏ đoạn kế tiếp vì bọn giặc cộng quá chó má và để tôn trọng phẩm hạnh người phụ nữ Việt Nam. Ôi, thật quá đỗi đau thương cho thân phận những người phụ nữ yếu đuối rên xiết trong vòng vây bạo lực của lũ ngạ quỷ súc sinh cộng sản, trong những vùng mà lũ chúng nó gọi là “giải phóng”. Ngày hôm nay, bọn cộng sản Hà Nội và lũ tay sai của chúng ở trong nước lẫn ngoài nước kêu gào “đối thoại -hòa giải hòa hợp” và hãy quên đi quá khứ. Ngày nào mà lũ chúng nó còn chưa quỳ xuống khẩn cầu người dân cùng những nạn nhân tha thứ tội lỗi chúng làm và xin chịu sự xét xử của công lý, thì ngày đó chúng đừng có mơ tưởng đến chuyện nhân dân hòa hoãn với chúng và hàng triệu nan nhân oan khiên của chúng quên đi những tội ác ghê rợn này)... 

Tên cán bộ lúc nãy trở lại nói với tôi: "Tại sao chị không nói cám ơn đồng chí giải phóng?"
Tôi giựt mình, vội vàng ôm mớ quần áo vào lòng, như con thằn lằn bị đứt đuổi dãy tê tê, miệng tôi thều thào trong ánh mắt đầy lửa căm hờn: "Dạ, cám ơn đồng chí giải phóng!"

Tên cán bộ gật đầu cười. Suốt ngày hôm ấy tôi phải cám ơn độ hơn hai chục lần như vậy. Có những tên cán binh tuổi chừng mười bốn mười lăm chỉ đáng là em út của tôi. Nghiến răng cho nước mắt chảy ra để không mở miệng chửi rủa, trong khi hình ảnh chồng con lởn vởn trong trí. Nhất là khi nhớ đến những đứa con thơ dại của mình ở nhà, tôi nghĩ mà xấu hổ. Nhưng nếu mình phản kháng quyết liệt thì có thể bị giết đi, con mình sẽ bơ vơ. Đành phải ráng chịu đựng nhục nhã nhục nhằn để sống cho con. Trong khi đó ở các nhà bên cạnh, tôi nghe những tiếng rên la kêu khóc, có cả tiếng van xin và nguyền rủa nữa. Nhưng tội nghiệp nhất là những cô bé chừng mười ba mười bốn tuổi suốt ngày phải chịu đựng cả hai ba chục người. Đến chiều, chúng tôi gần như là ngất xỉu. Những tiếng chửi rủa cộng với nước mắt của đoàn người bước xiêu vẹo trên đường trở về. Có nhiều em còn nhỏ đi không nỗi, chúng tôi phải dìu các em về. Trên đường về tôi cúi gầm mặt xuống. Tôi cũng nhìn thấy nước mắt mình chảy xuống. Nhiều gương mặt xanh như tàu lá chuối, hồn phách như xiêu lạc đâu mất. Không ai nói gì với ai, nhưng trong lòng chúng tôi nỗi oán hận và căm gan đến mức nào. Tôi có cảm tường nếu có thể xé lũ chúng nó ra để ăn tươi nuốt sống được, chắc chúng tôi đã không từ nan.

Bây giờ đây nhắc lại chuyện cũ tôi còn lợm giọng và ghê tởm đến muốn nôn mửa, khi nhớ đến cái ngày kinh hoàng của chị em phụ nữ ở tại đây. Nghe nói ở một vài nơi khác trong vùng An Lão cũng có những trường hợp ủng hộ tinh thần như chúng tôi. Khi nghĩ đến bọn người súc vật và những thú tính của bọn Việt cộng vô lương tri, tôi lại thấy rợn người. Chúng tôi mong ước quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đánh, đánh cho mạnh, giết cho hết bọn súc vật kia để trả thù cho bọn phụ nữ chúng tôi. Chỉ có thế mới rửa được hận cho chúng tôi mà thôi.

Phạm phong Dinh

nguoithongtin trích 1 phần của bài viết để tặng riêng:
Võ văn Kiệt, 
Nguyễn cao Kỳ, 
thiền sư VC Nhất Hạnh, 
ban Việt ngữ đài BBC, 
ban biên tập báo Vietweekly.

No comments: