Saturday, December 13, 2014

• Giọt Máu Rơi Của Người Lính Chết Trẻ - Phùng Annie Kim

Bài viết mới nhất của Phùng Annie Kim là câu chuyện hơn 40 năm sau của chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi trong cuộc hành quân Hạ Lào năm 1971.
Với 14 bài viết trong năm, trong đó có bài "Chú Lính Mỹ" tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Bài viết mới nhất của Phùng Annie Kim là câu chuyện hơn 40 năm sau của chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi trong cuộc hành quân Hạ Lào năm 1971.
 

Monday, September 22, 2014

• Xin đừng quên! Nửa Thế kỷ trước... Nguyễn Minh Cần

Xin đừng quên! Nửa Thế kỷ trước...

 

Nguyễn Minh Cần (Danlambao) - Có thể bạn đọc sẽ trách tôi: trong dịp đầu năm (1) mà nhắc đến chuyện quá buồn. Xin các bạn lượng thứ cho! Nhưng chuyện này không thể không nói đến! Nó cũng khủng khiếp không kém gì chuyện Tết Mậu Thân (1968). Vậy mà chuyện Tết Mậu Thân chúng ta vẫn phải đành lòng nhắc đến trong dịp Tết cơ mà!


Tuesday, September 16, 2014

• 60 năm một tội ác kéo dài!!! CCRĐ - Giải Phóng Mặt Bằng

60 năm một tội ác kéo dài!!!

Cải Cách Ruộng Đất - Giải Phóng Mặt Bằng 


Bán nguyệt san Tự do Ngôn luận - Những đảng viên tiếp nối gương Hồ và những “học trò xuất sắc” của y nay càng nhan nhản. Dù ở trung ương hay ở địa phương, chúng đang kéo dài tội ác CCRĐ đó. Nay nó mang cái tên mới: Giải Phóng Mặt Bằng. Nó không chỉ nhắm vào ruộng đất mà cả nhà cửa, không chỉ nhắm vào nông dân mà cả thị dân. Không chỉ là nửa triệu nạn nhân trực tiếp mà cả chục triệu dân oan, sống vô gia cư, chết vô địa táng, khiếu kiện từ đời ông cha đến đời con cháu, bị hành hung, kết án, tống ngục. Bọn địa chủ tham lam, tàn bạo thế hệ mới này còn dự tính dâng cả đất nước cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc để chúng hưởng quyền lực và quyền lợi lâu dài...


Monday, September 15, 2014

• Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác - J.B Nguyễn Hữu Vinh

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Tôi sinh ra sau khi cuộc “Cải cách ruộng đất” (CCRĐ) được thực hiện xong. Khi tôi có chút hiểu biết thì những sự kiện đã xảy ra trước đó cả chục năm vẫn hàng ngày, hàng giờ được nhắc lại như một nỗi kinh hoàng. Nỗi kinh hoàng đó không phải là bom rơi, đạn lạc, người chết hay lũ lụt… mà nó hiển hiện và tồn tại trong từng công việc, từng cách nghĩ, việc làm của người dân Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ “cuộc cách mạng long trời lở đất” trước đó được gọi là CCRĐ.


• Chúng tôi muốn biết tội ác của cải cách ruộng đất - Kính Hòa

Kính Hòa

Bà con dân oan Dương Nội biểu tình trước Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội sáng 11/9/2014 
Không hẹn mà gặp, giữa mùa Trung Thu, tác phẩm Đèn Cù của nhà văn Trần Đĩnh xuất hiện và gây xôn xao dư luận. Xin lấy ý của nhà báo Đoan Trang đặt cho phần đầu mục điểm blog kỳ này
Trung thu đốt Đèn Cù

Friday, September 12, 2014

• Giá địa chủ ngày xưa mà như mấy ông đầy tớ bây giờ


Chôn địa chủ, phú nông xuống đất rồi cho trâu kéo cày qua...(Tội ác của Hồ Chí Minh)

Tôi sinh ra khi cải cách ruộng đất đã lùi xa, những bài học lịch sử đã dạy tôi rằng đó là cuộc cách mạng long trời lở đất đem lại ruộng đất cho dân nghèo, thực hiện giấc mơ người cày có ruộng ngàn đời của nông dân VN.



• Con đấu tố cha - CCRĐ - 1949-1957


Quê tôi làng Bình Hải, năm ấy có tên là xã Thúc Kháng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được trên ưu ái cho long trời lở đất làm cuộc cải cách ruộng đất vào đông xuân 1956-1957 khi tôi đã 10 tuổi; nên tôi đã là chứng nhân, là một thành viên trong cuộc cải cách đầy máu và nước mắt này.

• Cải cách ruộng đất - bất nhân và sai lầm

Cải cách ruộng đất, bất nhân và sai lầm

 

Nguyễn Lộc Yên (Danlambao) - Hiện tình đất nước Việt Nam đang gặp khó khăn chồng chất, giặc Bắc luôn rình rập lấn chiếm đất đai biển đảo, đồng bào trong nước thì băn khoăn bởi đời sống cơ cực nhục nhằn do độc đảng độc tài gây ra. Do đó, tội ác CSVN thảm sát đồng bào Huế vào tết Mậu Thân và giết hại đày đọa đồng bào khi cải cách ruộng đất (CCRĐ) vào thập niên 1950, tạm thời không nhắc đến. Cớ sao, vào ngày 8-9-2014, cộng sản lại lừa lọc rồi cho triển lãm hình ảnh và tài liệu về CCRĐ?! 

Thursday, September 11, 2014

• Cải cách ruộng đất và hàng trăm ngàn cái chết oan ức


Những kẻ nào không học từ lịch sử thì sẽ có ngày lặp lại những sai lầm của quá khứ. Do đó, phải học từ những sai lầm trong quá khứ để không vấp phải chúng một lần nữa

GS Nguyễn Văn Tuấn - 11-09-2014

• Cuộc triển lãm những oan hồn

Cuộc triển lãm những oan hồn

 

Dân Làm Báo - Thêm một lần nữa đảng thiên tài Cộng sản chọn cách vớt vát ánh hào quang đen tối của quá khứ bằng việc tổ chức cuộc triển lãm “Cải cách ruộng đất 1946 -1957” vào ngày 8/09/2014 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, số 1 Tràng Tiền, 25 Tông Đản, Hà Nội. Một lần nữa hệ thống truyền thông lề đảng được huy động để ca ngợi những “thành tựu” mà công cuộc cải cách ruộng đất mang lại những hệ lụy long trời lỡ đất cho hơn 175 nghìn oan hồn người dân Việt và tang thương cả triệu con cháu của họ sau đó.

• CCRĐ - Thành tích vĩ đại của Con Rắn Biết "Khóc"


Rao giảng mãi: ta là chân lý
Con rắn hiền từ: siết cổ chúng sinh

"... Nước mắt bác đã rơi xuống khi nói đến những tổn thất đau thương do sai lầm gây ra..." 

Đó là những giọt nước mắt khô rốc của con rắn đầu đảng sau khi đã hoàn tất cuộc giết người - người Việt giết người Việt - tàn khốc nhất trong lịch sử Việt Nam.

• Hồ Chí Minh và Cải cách ruộng đất

Hồ Chí Minh và Cải cách ruộng đất

 

Đại Nghĩa (Danlambao) - Cộng sản Việt Nam tổ chức triển lãm “Cải cách ruộng đất”, khơi lại đống tro tàn nhằm mục đích chạy tội ác mà trời không dung, đất cũng không tha. Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên chiến dịch diệt chủng của người Cộng sản Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ mà khi nhắc lại tưởng chừng như mới hôm nào. Chắc chắn trong lòng người dân Việt, nhất là người Việt ở miền Bắc đã phải gánh chịu cái tai ách ấy suốt trong ba năm trời vẫn còn bàng hoàng khi nhắc đến CCRĐ. 

• Cái dại trong triển lãm CCRĐ

Cái dại trong triển lãm CCRĐ

 

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Khi cho triển lãm những tài liệu và hình ảnh Cải cách ruộng đất 1949-1957, phải chăng đảng CSVN đào mồ đập mả dựng dậy khoảng 200.000 người Việt đã bị bác và đảng giết hại trên nửa thế kỷ để đấu tố một lần nữa, hay là để chạy tội trước nhân dân sau khi nhiều cựu cán bộ CS giác ngộ lên tiếng tố giác tội ác tày trời này của "bác" và đảng. Thế nhưng, dù nhằm mục đích gì đi nữa, kết quả của việc làm này đã trở thành gậy ông đập lưng ông: đảng tự đấu tố mình và khơi dậy lòng oán hận đã lắng xuống nơi con cháu nạn nhân đồng thời kích thích người ta tìm hiểu về sự thật đã xảy ra trong thời kỳ ấy.

• Cám ơn triển lãm CCRĐ - Bá tước de Balais

Cám ơn triển lãm CCRĐ

Bá tước de Balais - Đảng CS và nhà nước CHXHCNCC vừa mở “Triển Lãm CCRĐ 1949-1957” tại nhiều nơi trong nước đã khiến cho bà con ba miền đang buồn ngủ bổng gặp chiếu manh, hồ hởi phấn khởi đồng thanh lên tiếng hát “như có bác Hồ trong ngày vui... triển lãm”.

Monday, July 21, 2014

• Tưởng niệm Quốc Hận: 20-7-1954 ! - Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

Tưởng niệm Quốc Hận: 20-7-1954 ! 

Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

( HNPĐ ) Hôm nay, ngày 20 tháng 7 năm 2012; để tưởng nhớ đến một ngày đất nước đã bị chia cắt, phân ly! Người viết muốn nhắc lại một bài đã viết trước đây: Kể từ khi nước Việt Nam Cộng Hòa 
  
“Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mâu no lành, với tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh…”

• Việc thi hành hiệp đinh Genève - Trần Gia Phụng

Trần Gia Phụng
 
Nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định Genève (20-7-1954), chúng ta thử nhìn lại Bắc Việt Nam (BVN) dựa vào lý do nào để khởi binh tấn công Nam Việt Nam (NVN)?

Sunday, July 20, 2014

• Chiến Dịch Vượt Đến Tự Do - Đỗ Như Quyên


«Bài viết này để tưởng nhớ hàng triệu đồng bào đã chết vì Cộng Sản, cũng để ghi nhớ và tỏ lòng tri ân với những người đã mang tâm sức cuả mình, giúp đỡ người dân Việt Nam trốn khỏi CS, trong cuộc di cư 1954 – 1955 từ Bắc vào Nam Việt Nam»
BĐQ Đỗ Như Quyên


• Sáu mươi năm lưu lạc - Trần Mộng Lâm

Trần Mộng Lâm
Tôi xa Hà Nội tính đến nay đã được 60 năm. 20 tháng Bẩy 1954 – 20 tháng Bẩy 2014, sáu mươi năm lưu lạc.
Tôi còn nhớ rõ những cảm nghĩ của mình trước khi theo cha mẹ lên máy bay vào Miền Nam. Ba anh em chúng tôi rủ nhau đi thăm thành phố một lần cuối. Khi đó tôi mới 12 tuổi nhưng cũng đủ hiểu biết để ý thức được rằng mình sẽ không còn có dịp nhìn lại Hà Nội một lần nữa. 

Saturday, July 19, 2014

• Câu chuyện Di cư vào miền Nam của tôi - Đoàn Thanh Liêm

Câu chuyện Di cư vào miền Nam của tôi 
Đoàn Thanh Liêm


Duy Thức


Năm 1954, tôi vừa tốt nghiệp văn bằng Tú tài II qua kỳ thi vào tháng 6 tại Hà nội, thì được tin quân đội quốc gia đã rút khỏi miền quê tôi tại Huyện Xuân Trường Tỉnh Nam Định để ra Hải phòng bằng đường thủy. Và một số bà con ruột thịt của tôi cũng tìm cách kiếm được thuyền bè để mà đi theo đoàn quân tới được thành phố cảng này. Tôi lại có ông anh cả thuộc đơn vị quân đội trú đóng ở Quảng Yên sát với mỏ than Hòn Gai. Nên vào đầu tháng 7, tôi đã tìm cách đi từ Hà nội đến Hải phòng để tìm gặp bà con và đi thăm gia đình ông anh luôn thể.

Thursday, July 17, 2014

• CẦU HIỀN LƯƠNG TRÊN SÔNG BẾN HẢI

(nơi chia cắt đất nước sau hiệp định Genève 1954)
                                           

Cầu Hiền Lương được bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia từ năm 1954 đến năm 1975.

Wednesday, July 16, 2014

• 60 năm Hiệp Định Geneve: Khát vọng thống nhất bên bờ hiền lương

60 năm Hiệp Định Geneve: 

Khát vọng thống nhất bên bờ hiền lương (*)

 

(Gửi Phóng Viên Lê Đức Dục tác giả loạt bài viết này)

Hoàng Thanh Trúc - Thông thường, với các đề tài có liên quan ít nhiều về các sự kiện từ quá khứ các sử gia chân chính khuyên rằng: Khi ngòi bút chạm vào lịch sử, người viết ngoài cái “tầm” còn phải có thêm cái “tâm” trong sáng và trái tim lạnh lùng, nếu không cẩn thận, trung thực và khách quan, đôi khi sẽ làm cho nhân cách mình vô tình thấp xuống khiến ngòi bút cũng phải cùn theo.

Friday, July 11, 2014

• TRÁI ĐẮNG GENÈVE (1954) - Hạ Mai

Sự thay đổi Ban lãnh đạo trong điện Kremlin sau cái chết của I.V.Stalin (5-3-1953) - một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ XX, đã khiến các nhà lãnh đạo phương Tây nghĩ đến khả năng giảm bớt căng thẳng quốc tế)

• Sáu mươi năm hiệp định Genève 1954 và cuộc di cư vĩ đại - Trọng Đạt


Bối cảnh lịch sử
Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh 1946 -1954 đã được 8 năm, hai bên đều mệt mỏi thiệt hại nhiều nhân mạng. Điện Biên Phủ, trận đánh lớn nhất trong cuộc chiến này bắt đầu ngày 13-3-1954, quân Pháp yếu thế rõ rệt so với Việt Minh.

Friday, May 2, 2014

• 18 HỌC SINH MIỀN NAM BI THẢM SÁT SAU NĂM 1975

18 HỌC SINH MIỀN NAM BI THẢM SÁTSAU NĂM 1975.

Nhân tháng Tư đau buồn, Thùy Trang kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thể nói là CHƯA ai biết đến. Câu chuyện được một sĩ quan thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) kể lại.)
...

Sunday, April 20, 2014

• Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

Ông tôi là người lính VNCH và câu chuyện tôi không bao giờ quên.
Ông tôi là người lính VNCH. Ông có đầy đủ phẩm chất của người lính chiến từ thời Đệ nhất qua thời Đệ nhị Cộng Hòa và đến nay vẫn còn nguyên phẩm chất ấy.
Cách đây vài năm, nhà có khách, một vị khách trẻ hơn ông độ 20 tuổi với cách ăn mặc bình thường, giản dị. Chú ấy bước vào nhà, miệng mỉm cười, tay giở nón ra nhìn ông tôi và nói: Cháu chào bác! Giọng chú ấy nhẹ nhàng, tình cảm. Ông tôi nhìn kỹ và hoảng hốt đứng bật dậy một cái rụp nhanh nhẹn như tác phong của một người lính trẻ. 

Saturday, April 19, 2014

• NGƯỜI BỎ BÁO - Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Hoa Kỳ, một đất nước xa lạ, nhưng đã cho con nhiều 
 cơ hội thành một con người lương thiện
NGƯỜI BỎ BÁO
by Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Đồng hồ báo thức lúc ba giờ sáng, Phong tốc mền rời khỏi giường, tập vài động tác thể thao cho tỉnh táo rồi vào toa-lét làm vệ sinh. Xong phần thủ tục sơ sài buổi sáng, Phong khoác chiếc áo lạnh vội vàng lên xe chạy một mạch đến nhà kho nhận báo đi bỏ cho khách hàng.

Trời California được tiếng là ấm áp, nhưng cái rét của mùa Giáng sinh cũng đủ làm tê cóng cả tay chân. Phong mới qua Mỹ chưa đầy một năm, dành dụm tiền trợ cấp mua được chiếc xe Ford Mustang đời 80, chạy bốc, cứng cáp nhưng khổ nỗi, xe tám máy uống xăng thần sầu.

Thursday, April 17, 2014

• Ngày tri ân Thương phế binh: 28.04.2014 by Anthony Lê VRNs


Tri ân TPB VNCH năm 2013

VRNs (16.04.2014) – Sài Gòn – Như chúng tôi đã thông báo về Ngày Tri ân Thương phế binh VNCH tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn, hôm qua Văn phòng Công lý & Hòa bình thuộc DCCT Sài Gòn tại 38 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, Sài Gòn rộn ràng hẳn lên vì ngay ngày đầu tiên đã có gần một trăm Thương phế binh tới ghi danh tham dự Ngày Tri ân, với đà này chắc chắn sẽ có rất đông thương phế binh đến tham dự.

Wednesday, April 16, 2014

• Câu chuyện ‘Thủy Chung’ của ngưồi vợ lính VNCH


Xin thuật lại đây câu chuyện người viết được nghe từ lâu về hành động quả cảm của một người lính VNCH có chồng bị Cộng sản bắt đi tù ‘Cải tạo’ tại miền Bắc như sau :

Vào khoảng năm nào, tôi không còn nhớ rõ (có lẽ 1983 hay 1984 gì đó), lúc còn ở tại VN (Sài-Gòn) , trong một lần đến chơi nhà người bạn thơ Trần Thiện Hiếu (hiện đang ở Sydney – Úc Châu), tôi gặp ông Hà Thượng Nhân và một người nữa vừa được Cộng sản trả tự do sau thời gian bị tù gọi là ‘bị Học tập cải tạo’. 


Wednesday, April 2, 2014

• Đi Thăm Chồng - Trần Văn Giang

Đi Thăm Chồng - Trần Văn Giang

( HNPĐ ) Ngay sau ngày 30 tháng tư năm 1975, cộng sản đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH trong hơn 100 trại tù mà cộng sản gọi là “trại cải tạo.” Nhiều gia đình miến Nam tự dưng mất chồng, mất cha, mất con, mất anh 

Lời mở đầu:
 ( HNPĐ ) Ngay sau ngày 30 tháng tư năm 1975, cộng sản đã bắt giam, đày đọa hàng trăm ngàn quân cán chính của VNCH trong hơn 100 trại tù mà cộng sản gọi là “trại cải tạo.”  Nhiều gia đình miến Nam tự dưng mất chồng, mất cha, mất con, mất anh, … 

Sau đay là tâm sự của bà chị vợ tôi trong thời gian “đựợc phép” của cộng sản cho đi thăm chồng ở “trại cải tạo.”  Ông anh cột chèo trong câu chuyên này là một cựu Đại úy Y sĩ của Sư đoàn TQLC (QLVNCH).

• Chân Dung Người Vợ Lính VNCH - Phạm Bá Hoa

Chân Dung Người Vợ Lính VNCH


Phạm Bá Hoa

Kính thưa quí vị,
Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hi sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hi sinh vì tổ quốc, là sự hi sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. 

Tuesday, April 1, 2014

• Video: CHUYỆN ĐẦY "MÁU" VÀ "NƯỚC MẮT"




• Người lính không số quân - Lê Phi Ô

Người lính không số quân
by Lê Phi Ô - TĐT/TĐ344/TK Bình Tuy

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của cộng-sản phương Bắc, QLVNCH đã có biết bao anh hùng, liệt nữ ‘vị quốc vong thân’. Bên cạnh đó, còn có những hy sinh không kém hào hùng ít được nhắc tới, ở đây, tôi muốn nói đến những người lính không có số quân, đó là những người “Vợ Lính”.

Đúng 2 giờ sáng ngày 09/12/1974, lính vừa đổi phiên gác thì một ánh chớp cùng tiếng nổ long trời phát ra tại hàng rào hướng tây của chi-khu, nơi tuyến phòng thủ của một trung đội thuộc ĐĐ3, một trung đội thuộc ĐĐCH và Tiểu-đội thám-báo của TĐ.