Tuesday, February 11, 2014

• Bộ công an đề xuất luật hợp pháp hóa giết người công khai by Trịnh Kim Tiến


Tôi đọc được tin khi đang trên đường về Hà Nội chuẩn bị cho ngày giỗ của bố mình. Tâm trạng của tôi ngay khi đọc được đề xuất phi nhân này, ngoài tâm trạng của một người con khi cha mình là một trong những nạn nhân của những tên khoác áo công an lạm quyền, còn là tâm trạng của một người công dân trong một xã hội đang đầy rẫy những bất công là một tâm trạng vô cùng bức xúc và đau xót. Tôi cho rằng đây là một đề xuất hết sức phi nhân, vô đạo đức và sẽ là một tấm thẻ bài công an có thể lợi dụng dùng để đánh và giết người một cách công khai đúng pháp luật...

Bộ Công an đang đề xuất về việc “cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ”. Đề xuất này thể hiện rằng Bộ Công an đã, đang và tiếp tục xem thường mạng sống con người một cách quá đáng. Nếu đề xuất này được duyệt , tôi không biết rồi đây sẽ có thêm bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiêu người con mất cha một cách oan ức giống tôi, trong khi con số nạn nhân trong những năm gần đây không còn là con số nhỏ.

Họ đang hợp pháp hóa việc lạm dụng quyền lực đánh và giết người dân. Họ đã gắn mác “chống người thi hành công vụ” cho vô số nạn nhân để trốn tránh sự truy cứu trách nhiệm của pháp luật, để ngang nhiên lợi dụng chức vụ, quyền hành dùng bạo lực đàn áp người dân.

“Chống người thi hành công vụ”! Tôi không hiểu ý nghĩa của những từ này theo định nghĩa của pháp luật về nó. Tôi biết được rằng đã có rất nhiều vụ án oan sai với tội danh “chống người thi hành công vụ”. Người chết không biết cãi, người sống không thể cãi khi luật trong tay kẻ mạnh, những người nắm quyền lực, khi mà tội ác vẫn đang bị bao che lấp liếm, dung túng, cho đến nay chưa có một bản án nào công tâm.



Đầu Gấu ( CA VC) cướp của giết người.





VC Giết Dân: Trịnh Xuân Tùng


Nếu trong trường hợp người dân có những hành động chống lại, thì đúng ra - như ở bất kỳ một quốc gia văn minh nào khác, công an, cảnh sát cũng chỉ có quyền khống chế, còng tay, bắt người để điều tra rõ ràng lý do chống đối là vì sao, chứ không thể nào ngay tại chỗ được quyền chĩa súng bắn vào dân. Nhân dân là những người họ phải phục vụ theo những gì mà họ đã thề hứa “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, chứ không phải kẻ thù để họ giơ cao họng súng.

Tôi đọc được tin khi đang trên đường về Hà Nội chuẩn bị cho ngày giỗ của bố mình. Tâm trạng của tôi ngay khi đọc được đề xuất phi nhân này, ngoài tâm trạng của một người con khi cha mình là một trong những nạn nhân của những tên khoác áo công an lạm quyền, còn là tâm trạng của một người công dân trong một xã hội đang đầy rẫy những bất công là một tâm trạng vô cùng bức xúc và đau xót. Tôi cho rằng đây là một đề xuất hết sức phi nhân, vô đạo đức và sẽ là một tấm thẻ bài công an có thể lợi dụng dùng để đánh và giết người một cách công khai đúng pháp luật.



Trong khi người dân chúng tôi đang cố gắng tìm mọi cách ngăn chặn những hành động bạo quyền, yêu cầu công lý được thực thi, pháp luật phải công bằng để hạn chế những cái chết oan khiên, tức tưởi, những thảm cảnh thê lương, tang tóc thì Bộ Công an lại đưa ra những điều luật, đề xuất hết sức phi lý, man rợ để tăng cường quyền lực ngành của mình. Đề xuất này chính là sự cổ động công an dùng bạo lực với dân. Sẽ còn rất nhiều những đề xuất vi phạm nhân quyền khác nữa, nếu những đề xuất như này được thông qua. 

Đất nước này là của nhân dân, chứ không phải của ngành công an. Tôi tin rằng không chỉ mình tôi, mà còn rất nhiều người sẽ cùng tôi phản đối những đề xuất vô nhân như vậy.




Licence to kill - Quyền sinh sát
by Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Sau nhiều lần im lặng, nhiều lần trì hoãn và vài phiên tòa “công khai xét xử” lấy điểm các vụ án công an đánh đập, giết chết dân thì hôm nay Bộ Công an đề xuất “cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ”.

Theo tin từ VNExpress: Bộ Công an đề xuất, nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm... (*)

Dù mới đây chỉ mới là đề xuất từ phía Bộ Công an, nhưng nếu xem kỹ bản tin này người đọc sẽ thấy rõ việc gia tăng sự tùy tiện trong việc giết dân của lực lượng công an.

Thế nào là "nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác"? Mỗi công an sẽ tuỳ vào mức độ tùy tiện của mình để mà xác định hậu quả nghiêm trọng. Quy tắc và thước đo bằng luật nào để mọi công an có thể phỏng đoán được hậu quả sẽ là nghiêm trọng một cách như nhau, công bằng, hợp lý và hợp pháp? Và bên cạnh hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe thì hậu quả nghiêm trọng về tài sản là đủ cơ sở để công an chĩa súng bắn vào dân?

Hãy nhìn vào clip gần đây nhất về hành vi, tư cách của công an:



để phỏng đoán số mạng của người dân sẽ như thế nào khi Bộ công an giao cho những công an này quyền lực, giấy phép giết dân - licence to kill - "nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm".

Câu trả lời sẽ là những Trịnh Xuân Tùng, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Công Nhựt, Trần Văn Tân... khác của năm 2013, 2014, 2015... trong thế giới còn đảng còn mình và còn những quy luật tùy tiện bắt đầu bằng... nếu thấy.

Từ tháng 2 năm 2011, sau cái chết của ông Trịnh Xuân Tùng, người bị trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gẩy cổ dẫn đến chết, việc kết án bị cáo Ninh 4 năm tù với tội danh “Làm chết người trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Hình sự (khung hình phạt 2-7 năm tù) vẫn còn là sự tranh cãi khi gia đình người bị hại quyết tâm theo đuổi đến cùng vụ án này.

Vẫn còn rất nhiều cái chết oan uổng trong đồn công an như trường hợp anh Nguyễn Quốc Bảo tại đồn công an quận Hai Bà Trưng, anh Nguyễn Công Nhựt tại đồn công an huyện Bến Cát (Bình Dương), ông Trần Văn Tân, 53 tuổi, tử vong tại đồn công an xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành (Hải Dương), ông Nguyễn Mậu Thuận (SN 1958) tại trụ sở công an xã Kim Nỗ (Đông Anh, Hà Nội)…

Những trường hợp như trên thì kẻ thủ ác sẽ bị xử lý như thế nào? 
Hay bằng mọi cách cơ quan công an, lực lượng chức năng tìm cách ém nhẹm thông tin, cùng dẫn dụ gia đình để yên chuyện bằng nhiều cách chiêu dụ cũng như hăm dọa?

Suốt từ năm 2011 đến nay, gần 3 năm trời thay vì Bộ Công an có thể sửa chữa các sai lầm của mình bằng cách công khai xét xử đúng người đúng tội, thì việc lảng tránh, đùn đổ trách nhiệm và chai lì trước những khiếu nại của gia đình người bị hại (cụ thể là trường hợp anh Nguyễn Công Nhựt) đã khiến cho người ta tin rằng, lực lượng công an với phương châm “còn đảng, còn mình” thực sự bất khả xâm phạm vì là “thanh kiếm và lá chắn để bảo vệ chế độ”.

Bên cạnh đó, việc các công an viên mặc thường phục thường xuyên sách nhiễu, gây hấn và đánh đập những người công khai nói lên quan điểm của mình đã khiến người ta ngày càng tin rằng việc sử dụng bạo lực đối với người dân đã và đang được công khai khuyến khích.

Và bây giờ với đề xuất mới của Bộ Công an thì số phận, mạng sống của người dân lại càng bấp bênh trước nòng súng của công an. Chúng ta sẽ mãi tiếp tục sống trong tình trạng khủng bố theo kiểu nếu thấy hậu quả như thế này? Làm cách nào để có thể chấm dứt việc công an sử dụng bạo lực với người dân khi quyền sinh sát mỗi ngày mỗi được gia tăng mức độ bảo kê bằng luật?

Câu trả lời duy nhất là chính chúng ta phải lên tiếng và đứng cùng với gia đình những người đang đi tìm công lý trong các vụ án công an đánh dân, giết dân.

Nếu hôm nay chúng ta im lặng và làm ngơ trước vấn nạn này, biết đâu ngày mai nạn nhân sẽ là chính mình.







Đảng đã chuẩn bị dư luận làm quen với việc sắp xảy ra cuộc "Kháng chiến chống Nhân Dân" với dự thảo Nghị định của Bộ Công an cho phép bắn vào những người "chống thi hành công vụ"

Như vậy có thể thấy trước rằng, nếu có xảy ra vụ Thiên An Môn (xe tăng của Quân đội Trung Quốc đè nát hàng trăm sinh viên biểu tình thời Đặng Tiểu Bình) tại VN, tức nếu Dân biểu tình chống đảng và đảng ra lệnh tàn sát Dân, thì đảng sẽ không có tội, vì đó là làm đúng theo Luật, coi Dân đang chống người Thi hành công vụ.

Hoặc nếu lại có vụ Đoàn Văn Vươn mới, thì các tổ chức chính quyền đã có sẵn chiếc mũ bảo hộ của Luật pháp, làm tới, làm tới. 

Theo ngu ý của tôi, việc này chưa chắc đã là điềm Xấu. Thứ nhất, nó cho thấy đảng ta đang sợ hãi ra sao. Thứ Hai, nếu có sự việc bắn vào Dân nào sắp tới sẽ xảy ra, kể cả khi nó có được ô dù về mặt Luật (rừng), nhưng vẫn là việc làm mất lòng Dân và sẽ càng dồn Dân tới chỗ kiên quyết chống lại đảng. 

Đảng ơi, cứ mạnh dạn nổ súng đi!


Qủa Bom ĐOÀN VĂN VƯƠN 01


Qủa Bom ĐOÀN VĂN VƯƠN 02


“Luật được bắn” và Điều 4 có liên quan?
by Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok - 2013-03-19

Bộ công an vừa trình dự thảo cho phép được bắn đối với ai chống lại người thi hành công vụ, ngay lập tức dư luận lên tiếng chống đối mạnh mẽ và cho rằng luật này sẽ gây thêm nhiều vụ giết người vô tội nữa.

Trong dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chận và xử lý các hành vi chống người thi hành công vụ Bộ Công an đề xuất nếu đối tượng vi phạm có hành vi chống người thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được phép nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ.

Quá nhiều quyền hành cho công an
Sau khi tin này công khai trên mặt báo lập tức hàng ngàn phản hồi từ người dân với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đa số không đồng tình vì lo rằng công an sẽ lạm dụng quyền này để gây ra thêm nhiều vụ giết người khác. Chị Trịnh Kim Tiến, con của ông Trịnh Xuân Tùng, bị công an Hà Nội hành hung đến chết, cho biết suy nghĩ của mình khi nghe đề xuất này:

Tôi nhận được tin Bộ công an đề xuất luật cho phép bắn người chống cán bộ thi hành công vụ khi trên đường về nhà ăn giỗ bố mình lần thứ hai. Khi đọc tin này tâm trạng đầu tiên của tôi là bức xúc và phẫn uất. Trên hết là sự đau xót vì tôi cho rằng đây là một cái luật


hết sức phi nhân nó đang khinh thường mạng sống con người một cách quá đáng. Bất cứ công dân nào cũng phải có quyền con người và khi họ đề xuất luật cho bắn trực tiếp vào người như vậy thì không cần phải đặt ra tòa án để giải quyết các sự vụ nữa vì công an nắm hết mọi quyền lực trong tay chi phối tất cả mọi thứ.

Một nạn nhân khác là ông Nguyễn Quang Phục cha của anh Trần Quốc Bảo cũng bị công an đánh chết mà không có bất cứ phiên tòa nào xét xử, ông Phục cho biết:

Tôi là một nạn nhân có người thân chết trong trại giam của công an thì tôi thấy đây là điều bất hợp lý. Thực tế mà nói đạo đức trong ngành công an hiện nay đang bị vi phạm rất nhiều, mất lòng tin của nhân dân. Nều giao cái quyền cho họ được dùng vũ khí nóng trong khi họ nói là chống người thi hành công vụ thì thực tế không có vì họ toàn lập ra. Như con tôi bị họ đánh chết rõ ràng nhưng họ bảo con tôi chết trên đường đi họ không đánh nhưng do con tôi tự thương mà chết. Đây là điều vô lý cho nên khi cho phép họ dùng những quyền hành như thế thì họ sẽ dựng nên những hiện trường giả để đang là kẻ phạm tội sẽ trở thành những kẻ vô tội cho nên cái này tôi kịch liệt phản đối.

Người thứ ba là Võ Thị Uyên em ruột của nạn nhân Võ Văn Khánh kể lại cái chết của anh mình do công an gây ra:


Chiều đó ảnh có điện cho chị con nói cậu xin cho ảnh ra, ảnh vừa nói vừa khóc. Lúc đó công an nó giựt máy nó nói là anh con mua xe ăn cắp rồi nó cúp máy, chị con điện lại không được nó khóa máy luôn. Bố của ảnh chiều hôm đó vô, hôm đó là chiều thứ Sáu xin vô gặp ảnh mà nó không cho. Đến tối đó khoảng 12 giờ thì chị con nhận điện thoại nói là anh con tự tử chết. Ba con vô bệnh viện lúc đó cũng không để ý nữa cứ tưởng là ảnh tự tử vì công an nói ảnh lấy giây giày để tự tử. Nhưng khi mang ảnh về nhà thấy ảnh bị nhiều vết bầm, khi khám nghiệm tử thi thì ảnh bị gãy hai cái xương sườn. Sau đó công an ngoài Đà Nẵng vô thì nói là ảnh không bị chi hết gãy hai xương sườn là do vết mổ.
Còn hàng trăm cái chết khác do công an gây ra trong thời gian gần đây đã khiến bất cứ đề xuất nào cho ngành công an cũng đều bị người dân nghi ngờ chống đối. Là nạn nhân của công an ông Nguyễn Quang Phục không thể bỏ qua chi tiết bao che lấp liếm qua vụ án của con ông để từ đó ông cho rằng việc đề xuất được bắn là ý đồ trấn áp người vô tội, nhất là trong tình hình dân oan hiện nay ông nói:

Tôi chỉ đơn cử như những cuộc đình công lãng công hoặc là những người dân bị mất đất mà người ta ra người ta giữ đất nếu mà anh dùng vũ khí nóng trấn áp thì rất là nguy hiểm. Tôi là một trong những người gia đình là nạn nhân bị công an đánh chết mà họ lập hiện trường giả, họ không công nhận họ đánh. Về sau này thực tế nó sẽ chứng minh lời tôi nói là đúng. Nếu như Đảng và nhà nước Việt Nam cho phép công an cái quyền lớn như thế thì tính mạng con người quá là rẻ mạt

Cô Trịnh Kim Tiến cũng đống tình với ông Phục, cô nói:

Sau khi luật này thông qua thì cái tội gọi là chống người thi hành công vụ sẽ liên tục gia tăng. Tội danh chống người thi hành công vụ là một khái niệm hết sức mơ hồ trong pháp luật Việt Nam hiện tại. Do không định nghĩa rõ ràng cái tội danh chống người thi hành công vụ nên khi người bị bắn chết thì người ta không thể cãi lại được.

Dân lo sợ hơn là tội phạm 
Tuy nhiên nếu suy xét vấn đề ở một góc khác người ta có thể nhận thấy rằng việc không cho cảnh sát bắn người tấn công họ mới đáng lo, vì như vậy là cách khuyến khích tội phạm có tổ chức, có vũ khí sẽ lộng hành hơn và do đó an ninh của xã hội sẽ bị đe dọa.


Ở các nước dân chủ, cảnh sát là người bảo vệ luật pháp, tức là bảo vệ người dân. Tại Hoa kỳ, khi cảnh sát yêu cầu dừng xe thì người bị yêu cầu phải thực hiện bất kể anh ta là ai, quyền lực tới mức nào. Nếu không tuân thủ những quy định chung mà luật pháp đưa ra người lái xe có thể bị bắt và nếu có hành vi nguy hiểm thì cảnh sát sẽ nổ súng để trấn áp như trấn áp tội phạm mà không bị dư luận lên án.
Tuy nhiên người cảnh sát này không thể tùy tiện hay có hành động bắn dân nếu không chứng minh được trước tòa án rằng anh ta bị tấn công hay sắp lâm vào tình trạng nguy hiểm. Những bằng chứng đưa ra trước tòa có thể là người chứng, bạn đồng nghiệp có mặt tại hiện trường và quan trọng nhất là hình ảnh video từ xe cảnh sát thu được.

Cơ quan pháp y là nơi thứ hai giúp cho tòa án biết anh cảnh sát này có tấn công người lái xe một cách không cần thiết hay không qua cách khảo sát vết đạn bắn vào người nạn nhân có đúng là từ phía trước hay từ bên hông, hay phía sau. Tòa sẽ căn cứ vào những bằng chứng này để tha bổng hay kết án người cảnh sát.

Khi Bộ Công an Việt nam đề xuất việc cho phép bắn người thì ngay lập tức những hình ảnh phản cảm từ bao năm qua đã che hết tầm nhìn của người dân. Qua kinh nghiệm bản thân người dân biết chắc rằng các cơ quan tư pháp không thể kiểm tra, giám sát hay truy cứu trách nhiệm người bắn nếu quy định này được thông qua.

Mới nhất là vụ Vĩnh Yên đang gây làn sóng phẫn uất trong dư luận cả nước. Nạn nhân được cơ quan pháp y xác nhận bằng văn bản là đã chết do say rượu té xuống cống và bị ngộp nước mà chết trong khi đó thi thể của nạn nhân bị bầm tím từ phần ngực tới đầu, răng bị mất nhiều cái, não bị nhão vì vật cứng đập vào…tất cả chứng cứ cho thấy rằng cơ quan pháp y luôn đứng phía sau làm theo lệnh của những cán bộ chức quyền trong Đảng, mà khi Đảng đã yêu cầu thì không một cơ quan nào dám làm trái lệnh.

Nếu đề xuất được bắn kẻ chống người thi hành công vụ trở thành luật thì xã hội sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn. Người dân làm sao yên tâm khi biết rằng không một tòa án nào thực thi công lý qua tìm hiểu, truy xét xem kẻ bắn người có phải thực sự bị tấn công hay do vòi tiền không được, tư thù cá nhân, thậm chí sau một chầu nhậu say đương sự có sẵn súng trong tay và bắn người như bắn bia vì đã được pháp luật cho phép.

Nếu không cho bắn như hiện nay thì có thể tội phạm khó khuất phục hơn nhưng khi đã cho phép để nâng cao mức hiệu quả của luật pháp thì điều 4 Hiến pháp phải bỏ trước khi cho luật này được ban ra. Điều 4 còn đó, Đảng vẫn thay tòa xử án thì việc cho phép bắn chỉ làm dân thêm sợ hãi chứ không thay đổi được gì hơn trong hoàn cảnh hiện nay.



Đảng đang sợ?
by Thanh Quang, phóng viên RFA - 2013-03-17

Giáo dân giáo xứ Ngọc Long, giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Photo courtesy of Nuvuongcongly.

Nếu hồi thời Phục Hưng, chính khách Ý Nicolò Machiavelli qua tác phẩm “Quân Vương” chủ trương thủ đoạn chính trị, bất chấp đạo lý để duy trì quyền lực của “quân vương”, thì lịch sử ngày nay tại Việt Nam cho thấy một trong những nguyên tắc cai trị của đảng CS là dựa trên nỗi sợ hãi của người dân. Và trong 68 năm cầm quyền, đảng đã thành công vì người dân luôn “sống trong sợ hãi”. Nhưng hiện giờ, tình hình này như thế nào?

Trong giai đoạn xem chừng như đặc biệt hiện nay, khi sự bày tỏ ý nguyện kéo theo sự ủng hộ ngày càng dồn dập và gia tăng của người dân Việt, từ Kiến Nghị 72, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Tuyên bố của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tuyên bố của Công dân Tự do, “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”, thì, nói theo lời blogger Trần Quốc Việt, “bóng đêm sợ hãi đang bắt đầu tan để nhường chỗ cho ánh hồng của bình minh mới”.

Khi nhân dân nổi giận
Luật sư Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn từ Canada nhận thấy thực trạng trong nước bây giờ là người dân VN “đang thức tỉnh”, dần bước ra khỏi nỗi sợ hãi để giành lại quyền quyết định số phận của mình, nhất là sau khi giới cầm quyền “khép vội cơ hội lắng nghe ý dân” trong việc sửa đổi Hiến pháp, khi đảng CSVN vẫn khẳng định quyền độc tôn cai trị vĩnh viễn đất nước vì cho rằng họ “có công” trong quá khứ.

Nhưng, theo GS Trần Khuê từ trong nước, một khi người dân “nổi giận” thì từ phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết chứ đừng nói chi tới chế độ “độc tài, tham nhũng hiện giờ”:
Nhân dân ta có điểm đặc biệt như thế này, là khi “gần chết” mới “nổi giận”, mà khi nổi giận thì phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết; đám độc tài, tham nhũng trong nước hiện giờ cũng bay thôi. Vấn đề là thời gian thôi.
GS Trần Khuê

“Chính tập thể độc tài hiện giờ đang sợ nhân dân đấy chứ. Nhân dân ta có điểm đặc biệt như thế này, là khi “gần chết” mới “nổi giận”, mà khi nổi giận thì phong kiến, thực dân, đế quốc đều “bay” hết; đám độc tài, tham nhũng trong nước hiện giờ cũng bay thôi. Vấn đề là thời gian thôi.”

Trong thư ngỏ gởi Tổng biên tập Đinh Đức Lập của báo Đại Đoàn Kết để trả lời bài viết của ông Lập tựa đề “Sự thật đằng sau bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp trên một số trang mạng: Sự nguỵ tạo có chủ đích”, blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội khẳng định rằng “Người dân hiện đã dám đứng thẳng và nói thẳng thì sự hù dọa là chuyện trẻ con. Hãy quan tâm đến con số hàng ngàn người ký tên công khai vào bản “Tuyên bố công dân tự do” để thấy người dân Việt Nam ngày nay không còn là đàn cừu của đảng, để có thể giao phó số phận và tương lai đất nước cho bất cứ kẻ nào làm hại dân tộc. Họ đã không còn sợ hãi trước bạo quyền”.

Từ Mascơva, nhà báo Nguyễn Minh Cần nhận xét về nỗi sợ trong nước:
“Vấn đề ở đây phải nói rằng người dân sợ chính quyền mà chính quyền cũng lại sợ dân. Sợ dân nhất là sau những vụ bùng nổ ở Bắc Phi, Trung Đông, thì chính quyền Việt Nam bây giờ lại sợ dân vô cùng. Cho nên họ thẳng tay đàn áp – hết sức mạnh, hết sức kịch liệt, thậm chí chẳng cần luật pháp gì cả.”

Suy vong tất yếu 
Nhưng, theo nhà báo Nguyễn Hữu Vinh, thì một khi phía cầm quyền không còn đủ khả năng tranh luận bằng trí tuệ, sự thật mà chỉ dùng súng đạn, bạo lực để hù dọa, trấn áp nhân dân thì điều đó chỉ thể hiện sự suy vong tất yếu của một chế độ không được lòng dân.

Cựu đại tá quân đội nhân dân Việt Nam Bùi Văn Bồng cho biết nguy cơ “tiêu vong’ ấy đã liên tục được báo động trong các nghị quyết, các hội nghị của đảng, và, nhà báo Bùi Văn Bồng lưu ý, rằng “Đảng càng sợ mất Đảng thì lại càng ra sức cảnh giác, đề phòng những gì bị coi là nguy cơ làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng”.

Theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn thì càng sợ hãi, chính quyền càng đàn áp người dân nhiều hơn; hậu quả là, càng đàn áp họ càng “nén chặt” khao khát thay đổi của nhân dân, và biến “sức đè nén” ấy thành một kho thuốc nổ chậm trong công chúng.

Trong khi đó, giới trẻ chiếm đại đa số trong khoảng 90 triệu dân trong nước hiện nay đang sống trong thời đại “bùng nổ thông tin”, tạo điều kiện cho họ ngày càng nhận rõ những gì đã và đang diễn ra trên quê hương Việt Nam - và cả thế giới. Bối cảnh như vậy, theo LS Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn, khiến các nhà lãnh đạo đảng CS trở thành “già cỗi nhìn thấy chính mình chỉ còn đại diện cho một thế hệ lụi tàn”.

Thời đại bùng nổ thông tin như vậy, blogger Trần Quốc Việt nhận xét, đã giúp lớp trẻ trong nước ngày nay trưởng thành hơn so với các thế hệ đi trước, đặc biệt là về phương diện chính trị, để họ có thể “bước ra khỏi lối mòn nô lệ” của thế hệ cha ông; và giới trẻ trong nước ngày nay muốn sống trong không khí tự do thực sự, không kiên nhẫn chờ đợi như những thế hệ đã qua, cũng như họ có đủ khả năng cùng quyết tâm, lòng can đảm để hành động vì tương lai của mình và dân tộc.
Có lẽ những đức tính ấy phần nào giải thích về sự ra đời của bản “Tuyên ngôn Nguyễn Đắc Kiên”.


Sự phẫn nộ của quần chúng ngày càng mãnh liệt, ngày tàn của Đảng sắp đến, không sợ mới là lạ !



Việt Cộng gia tăng áp lực lên những người khởi xướng kiến nghị sửa đổi Hiến pháp
by Thanh Phương - Thứ bảy 23 Tháng Ba 2013




Nguyễn Đình Lộc gây tranh cãi và tự hại mình !

Ngày 22/03/2013, đài truyền hình Việt Nam chiếu một đoạn phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nói về việc ông ký vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp do 72 nhân sĩ trí thức khởi xướng ngày 19/01/2013 và về việc ông làm trưởng đoàn đi trình bản kiến nghị này cho Uỷ ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp ngày 04/02/2013.
Băng ghi hình cuộc phỏng vấn nói trên ngay sau khi được chiếu đã gây ra nhiều tranh cãi, vì trong đó ông Nguyễn Đình Lộc, một trong 72 người ký tên đầu tiên vào kiến nghị, nói rằng ông không hề tham gia soạn thảo bản kiến nghị đó, cũng như bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà các nhân sĩ trí thức đề nghị. Có nhiều người lên án ông Nguyễn Đình Lộc, nhưng cũng có những nghi vấn cho rằng cuộc phỏng vấn đã được cắt xén lắp ráp, sắp xếp lại, như đài truyền hình Việt Nam đã từng làm trước đây.

Dầu sao, đối với tiến sĩ Nguyễn Quang A, cũng là một trong những người đầu tiên ký kiến nghị, đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Đình Lộc được chiếu vào lúc chính quyền đang tìm mọi cách gây áp lực cũng như làm mất uy tín nhóm 72 nhân sĩ trí thức, đồng thời cố truy xem ai là những người soạn thảo bản kiến nghị. Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Quang A trước hết đưa ra một số nhận xét về bài phỏng vấn cựu Bộ trưởng Tư pháp :





NGÀY 22/03/2013, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM CHIẾU MỘT ĐOẠN PHỎNG VẤN CỰU BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP NGUYỄN ĐÌNH LỘC, NÓI VỀ VIỆC ÔNG KÝ VÀO BẢN KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP DO 72 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG NGÀY 19/01/2013 VÀ VỀ VIỆC ÔNG LÀM TRƯỞNG ĐOÀN ĐI TRÌNH BẢN KIẾN NGHỊ NÀY CHO UỶ BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NGÀY 04/02/2013. 

BĂNG GHI HÌNH CUỘC PHỎNG VẤN NÓI TRÊN NGAY SAU KHI ĐƯỢC CHIẾU ĐÃ GÂY RA NHIỀU TRANH CÃI, VÌ TRONG ĐÓ ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC, MỘT TRONG 72 NGƯỜI KÝ TÊN ĐẦU TIÊN VÀO KIẾN NGHỊ, NÓI RẰNG ÔNG KHÔNG HỀ THAM GIA SOẠN THẢO BẢN KIẾN NGHỊ ĐÓ, CŨNG NHƯ BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP MÀ CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC ĐỀ NGHỊ. CÓ NHIỀU NGƯỜI LÊN ÁN ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC, NHƯNG CŨNG CÓ NHỮNG NGHI VẤN CHO RẰNG CUỘC PHỎNG VẤN ĐÃ ĐƯỢC CẮT XÉN LẮP RÁP, SẮP XẾP LẠI, NHƯ ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ĐÃ TỪNG LÀM TRƯỚC ĐÂY. 

DẦU SAO, ĐỐI VỚI TIẾN SĨ NGUYỄN QUANG A, CŨNG LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGƯỜI ĐẦU TIÊN KÝ KIẾN NGHỊ, ĐOẠN PHỎNG VẤN ÔNG NGUYỄN ĐÌNH LỘC ĐƯỢC CHIẾU VÀO LÚC CHÍNH QUYỀN ĐANG TÌM MỌI CÁCH GÂY ÁP LỰC CŨNG NHƯ LÀM MẤT UY TÍN NHÓM 72 NHÂN SĨ TRÍ THỨC, ĐỒNG THỜI CỐ TRUY XEM AI LÀ NHỮNG NGƯỜI SOẠN THẢO BẢN KIẾN NGHỊ. TRẢ LỜI PHỎNG VẤN RFI VIỆT NGỮ, ÔNG NGUYỄN QUANG A TRƯỚC HẾT ĐƯA RA MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ BÀI PHỎNG VẤN CỰU BỘ TRƯỞNG TƯ PHÁP:



Về việc công an được quyền nổ súng
by Thanh Quang, phóng viên RFA - 2013-03-23


Trong mấy ngày qua, công luận tiếp tục xôn xao và phản ứng mạnh mẽ về việc Bộ Công An đề xướng biện pháp công an được quyền nổ súng “nếu thấy” nghi can “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.

Trong thời gian gần đây, những bi cảnh trong nước khiến công luận phẫn nộ phát xuất từ “kiêu binh công an” xem chừng như ngày càng gia tăng đáng ngại – mà, nói theo lời nhạc sĩ Tô Hải, “người dân vào đồn công an là người sống, ra khỏi đồn công an thành người chết”; nói theo nhà văn Thùy Linh, “người dân vào trụ sở công an đã không trở về thì khá nhiều”; nói theo Trịnh Kim Tiến có thân phụ bị công an đánh chết tức tưởi, “Người chết không biết cãi, người sống không thể cãi khi luật trong tay kẻ mạnh, nắm quyền lực, khi tội ác vẫn đang bị bao che lấp liếm, dung túng”; nói theo blogger Ngô Minh, “có rất nhiều vụ… bị bắn chết, đập chết ở đồn, hoặc vào đồn rồi không trở về nữa.

Người dân chết do công an đánh, bắn diễn ra khắp nơi như Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Gia Lai, Sài Gòn, Hải Phòng.v.v… không thể kể xiết”…, thì mới đây, Bộ Công An lại đề xuất cho “công an được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm” để vô hiệu hóa các trường hợp gọi là “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ”.

Giấy phép giết dân

Đề xướng ấy lập tức bị công luận đồng loạt lên án bằng đủ thứ ngôn từ quan ngại và phẫn nộ. Từ Hà Nội, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn lên tiếng:

"Xu hướng của thế giới ngày nay, của xã hội ngày nay là phải đi đến dân chủ hóa và tôn trọng các quyền con người, tôn trọng sinh mạng của nhân dân. Nhưng Bộ Công an và Nhà nước CSVN lại tùy tiện đưa ra một nghị định để trình Quốc hội và có thể trở thành luật hóa và thực thi trong bối cảnh như vậy khiến dân chúng trong nước, khiến những người có lương tri hết sức căm phẫn, bởi vì nó đi ngược lại nguyên tắc nhân quyền cùng sự tôn trọng sinh mệnh, quyền sống của nhân dân. Nếu như dự luật này được thông qua thì rất nguy hiểm vì đã trao cho công an sự lạm quyền, sự lũng đoạn và sự tùy tiện để vận dụng quyền được bắn thẳng vào nhân dân."

Trước “hung tin” như vậy, ông Nguyễn Quang Phục, cha của nạn nhân Trần Quốc Bảo tử vong về tay công an, chua chát rằng:

"Chúng ta phải hỏi các cơ quan chính đảng của ta đã bảo vệ được cái quyền, lợi ích hợp pháp của công dân chưa? Và pháp luật của nước VN này đã bảo vệ quyền và tính mạng của người dân hay không?"


ÔngTrịnh Xuân Tùng bị còng tay đánh gẫy cổ, vào đến nhà thương công an vẫn không cho tháo còng.

Là người trực tiếp phải chịu cảnh thương tâm tột cùng và mãi mãi do cái chết trong dằn vặt đau đớn, đói khát, oan khuất về tay công an của thân phụ Trịnh Xuân Tùng, Trịnh Kim Tiến bày tỏ quan ngại rằng nếu đề xuất này của Bộ Công an được duyệt, thì không biết rồi đây sẽ có thêm “bao nhiêu người mẹ mất con, bao nhiêu người vợ mất chồng, bao nhiêu người con mất cha một cách oan ức” giống như chính nạn nhân Kim Tiến.
Cách nay ít lâu, khi đề cập tới tình trạng công an giết người, nhà báo Nguyễn Minh Cần từ Mascơva báo động:

"Đó là cái gì? Là sự khuyến khích của nhà nước dẫn tới tình trạng CA hành hung người dân. Chưa bao giờ số người dân bị CA giết chết nhiều như vậy."

Nhà báo Huy Đức nhận xét rằng “Trong khi người dân đang cần được bảo vệ trước sự lạm quyền của người thi hành công vụ, đặc biệt là công an, thì Bộ lại đề nghị cho CA dùng súng bắn dân (bị cho là) chống người thi hành công vụ.”

Nhà báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh báo động đề xướng của Bộ Công an như vậy chẳng khác nào là một hình thức “giấy phép giết dân” với một điều kiện đơn giản dành cho phía công an là “nếu thấy”, như ghi trong dự thảo đề nghị “nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm”.

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, thì câu trả lời cho sự “nếu thấy” ấy của công an khiến tái diễn “những Trịnh Xuân Tùng, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Công Nhựt, Trần Văn Tân… khác của năm 2013, 2014, 2015”, và về sau nữa!

Hai từ “nếu thấy” đó – tức dựa vào mức độ tùy tiện và cảm tính cá nhân - để mở đường cho công an nổ súng bắn dân là điều đáng ngại và nguy hiểm nhất. Trong khi Mẹ Nấm nêu lên câu hỏi rằng thế nào là “nếu thấy” của công an, thì nhà văn Thùy Linh lưu ý rằng “ngay khái niệm chống người thi hành công vụ” cũng rất mơ hồ.

Nhà văn Thùy Linh nêu lên một loạt câu hỏi rằng thế nào là chống người thi hành công vụ? Ở mức độ nào được phép nổ súng? Thái độ của người thi hành công vụ khi tham gia xử lý các vụ việc cần tuân thủ nguyên tắc làm việc nào giữa lúc người dân hiện nay “có quá nhiều bất bình với lực lượng hành pháp này”.

Và nhà văn Thùy Linh không khỏi thắc mắc rằng đề nghị ấy của Bộ Công an có thực sự phát xuất từ yêu cầu thực tế hay không, hay chỉ là cách mà giới cầm quyền chuẩn bị ứng phó sự bất bình ngày càng dâng cao của dân chúng?


Anh Dương Văn Bắc bị trung tá công an Trần Bảo Lâm, thuộc phường Trần Phú, dùng dùi cui đánh vào mặt do không đội mũ bảo hiểm ngày 04/04/2012.
Đứng trên luật
Theo blogger Ngô Minh, dự thảo nghị định ấy của Bộ Công an “mới nghe đã kinh hồn, bạt vía”, vì, nếu nghị định được quyền nổ súng này có hiệu lực, thì “không còn pháp luật nữa”, do tiếng súng giết người của công an đã biến tất cả những ai bị cho là “chống người thi hành công vụ” thành tử tội trực tiếp mà không cần xử án.
Blogger Ngô Minh nhân tiện nhắc tới chuyện những người biểu tình yêu nước chống TQ xâm lược từng bị công an cho là “gây mất trật tự công cộng” và rồi “chống người thi hành công vụ”; hoặc những người có tâm huyết với vận nước chỉ vì đến theo dõi các phiên toà gọi là “xét xử công khai” với những bản “án bỏ túi” đã từng bị công an ngăn chận và quy chụp “chống người thi hành công vụ”.

Do đó, theo blogger Ngô Minh, nếu công an được phép nổ súng bắn chết người, nghĩa là không cần xét xử, như vậy là “xử án không cần luật”. Nói cách khác, lúc đó “công an đứng trên luật, ngoài luật”.

Theo luật gia Giang Quyết thì “không ai có quyền tước đi sinh mạng của người khác”, không thể chỉ vì một hành vi “có dấu hiệu chống người thi hành công vụ” mà có thể tước đoạt ngay tức khắc mạng sống con người.

Nhà văn Đào Tuấn thì cảnh báo về “một cái quyền to quá liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người” mà chỉ được quy định chung chung trong một nghị định, do một bộ soạn thảo, mà bộ đó lại chính là cơ quan đặc trách điều tra, xử lý một khi xảy ra cảnh “người dân vào đồn công an là người sống và ra khỏi đồn công an thành người chết”.


No comments: